Sập bẫy cảnh sát rởm, mất hàng trăm triệu đồng

lalala

Hero
Joined
Apr 22, 2013
Messages
921
Reactions
262
MR
0.004
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/sap-bay-canh-sat-rom-mat-hang-tram-trieu-dong-2954660.html


Sập bẫy cảnh sát rởm, mất hàng trăm triệu đồng

Giả là người của công an, VKS, nhóm lừa đảo gọi đến nhiều "con mồi" dọa đang điều tra họ phạm tội, rồi yêu cầu chuyển hàng trăm triệu đồng nghi là tang vật cho chúng xác minh.

Giả điện thoại của cảnh sát, đe dọa lừa tiền tỷ
Ngày 21/2, Công an quận Tân Bình (TP HCM) tạm giữ hình sự Hoàng Thanh Trung (35 tuổi) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, cảnh sát cũng đang điều tra hàng loạt nghi can giúp sức cho băng nhóm lừa đảo này.
Trước đó, ngày 14/2, Công an quận Tân Bình nhận được trình báo của bà Bùi (48 tuổi) về việc bị một nhóm người xưng là VKSND tỉnh Tây Ninh lừa lấy mất 400 triệu đồng. Nạn nhân cho biết lúc đầu gọi đến nhà bà, họ bảo rằng đang thụ lý một đường dây ma túy xuyên quốc gia mà bà bị tình nghi dính líu đến. Số tiền bà đang gửi ngân hàng bị họ cáo buộc là tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phi pháp này.
Kiểm tra số điện thoại gọi đến đúng là của cơ quan công quyền tỉnh Tây Ninh, bà Bùi rất sợ hãi, hết lời thanh minh. Nhóm "điều tra viên" liền yêu cầu bà chuyển 400 triệu đồng vào một tài khoản được khẳng định là của cơ quan điều tra để họ xác minh có hay không là tiền phạm pháp. Nếu bà Bùi vô tội, tiền sẽ được chuyển trả lại trong vòng ít giờ. "Do quá sợ hãi, tôi đến ngân hàng ACB Chi nhánh TP HCM chuyển tiền vào số tài khoản mà họ đã đưa. Đợi mãi không thấy tiền được trả lại, tôi mới biết mình bị lừa", bà Bùi khai.
Cùng ngày, vợ chồng ông Vĩnh (54 tuổi) cũng đến trình báo bị lừa với thủ đoạn tương tự. Vào trưa hôm đó, điện thoại bàn nhà ông đổ chuông liên hồi. Một giọng nữ bên đầu dây tự xưng là người của công ty điện thoại, thông báo số máy nhà ông đang nợ tiền cước 2 tháng là gần 9 triệu đồng. Nếu thắc mắc bấm phím 9 để được giải thích.
Sau khi ấn nút, ông nghe một giọng nữ khác khẳng định ông Vĩnh còn đăng ký một thuê bao ở Hà Nội. Ông Vĩnh bực bội vì không thể có chuyện đó, cô này bảo sẽ nối máy đến Công an Hà Nội để tra giúp. "Khoảng 3 phút sau, một người đàn ông gọi đến xưng là Toàn, trực ban Công an Hà Nội. Gã này đọc vanh vách tên họ ông Vĩnh rồi chuyển máy đến thủ trưởng là một người tên Hiếu, tự xưng là Phó giám đốc Công an Hà Nội", ông Vĩnh kể.
Ngay sau đó, vị "Phó giám đốc công an" lớn tiếng dọa nạt, bảo ông Vĩnh dính líu đến việc rửa tiền cho bọn buôn ma túy. Người này yêu cầu "có bao nhiêu tiền chuyển hết vào tài khoản của cơ quan điều tra để ngân hàng xác minh. Nếu không liên quan đến tội phạm sẽ được hoàn trả lại đầy đủ sau một tiếng đồng hồ.
Không nghi ngờ, vợ ông Vĩnh đã đến ngân hàng rút hết số tiền 295 triệu đồng, chuyển vào 2 tài khoản theo đề nghị của người tên Hiếu. Tuy nhiên, đợi mãi không thấy số tiền được trả lại, vợ chồng ông Vĩnh gọi đến Công an Hà Nội thì mới biết bị lừa.
Vào cuộc điều tra, cảnh sát bắt giữ Trung và 4 nghi can khác. Khám xét nhà những người này, cơ quan chức năng thu giữ nhiều thẻ ngân hàng Sacombank, ACB, hàng loạt sim điện thoại, CMND giả có ảnh Trung và đồng bọn nhưng mang danh tính của người khác.
Khai với cơ quan điều tra, Trung cho biết vốn làm nghề chạy xe ôm. Năm 2013, anh ta chở người khách tên Cường (không rõ lai lịch, khoảng 36 tuổi) và được đề nghị tìm thuê những người dùng CMND giả đến các ngân hàng làm thẻ tín dụng thanh toán được ở nước ngoài, định mức giao dịch mỗi ngày hàng trăm triệu đồng. Sau khi hoàn thành, mỗi thẻ ATM Trung được Cường mua giá 1,2 triệu đồng. Trả công cho những người kia 1 triệu đồng/thẻ, Trung hưởng chênh lệch 200.000 đồng. Từ đầu năm 2013 đến khi bị bắt, Trung cùng nhóm này đã "sản xuất" được 40 tài khoản.
Trung cũng thừa nhận có biết Cường mua các tài khoản này để lừa đảo nhưng không biết lừa ai. Công an xác định 4 nghi can còn lại do không có công ăn việc làm, chỉ nghe lời Trung mở tài khoản để lấy 1 triệu đồng, không biết mục đích để lừa đảo nên chưa đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quốc Thắng
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/gia-dien-thoai-cua-canh-sat-de-doa-lua-tien-ty-2953528.html

Giả điện thoại của cảnh sát, đe dọa lừa tiền tỷ

Làm giả số điện thoại của cơ quan điều tra, nhóm lừa đảo công nghệ cao gọi đe dọa "con mồi" liên quan tội phạm rửa tiền và yêu cầu họ chuyển tiền vài tài khoản của chúng để thẩm định.

dioituong-7767-1392794877.jpg

Tèo và Huy tại cơ quan điều tra. Ảnh: C.A
Theo điều tra, đầu tháng 1, bà Ngọc ở quận Bình Thạnh bất ngờ nhận được điện thoại bàn của một người xưng là "tổng đài VNPT". Người này nói bà Ngọc đang nợ cước 9 triệu đồng, VNPT đã chuyển hồ sơ sang Công an Hà Nội thụ lý và sẽ nối máy để bà này nói chuyện trực tiếp với cảnh sát.
Một lát sau, ở đầu dây bên kia, một người đàn ông xưng tên Đạt, là công an Hà Nội. Anh ta bảo, ngoài việc nợ tiền cước, cảnh sát nghi ngờ bà Ngọc có liên quan đến đường dây rửa tiền tại một ngân hàng. Ngay sau đó, Đạt cúp máy và gọi vào số di động của bà Ngọc bằng số điện thoại "của công an Hà Nội" để tra hỏi lý lịch và tài khoản ngân hàng của bà.
Không chút nghi ngờ, bà Ngọc hết lời giải thích rằng đã có sự nhầm lẫn và sẵn sàng cung cấp thông tin đang có 130 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng để "cơ quan điều tra làm rõ sự việc". Gã đàn ông tiếp tục yêu cầu bà Ngọc phải chuyển 100 triệu vào "tài khoản của công an" để giám định. "Chúng tôi chỉ xác minh trong vòng 2 tiếng rồi sẽ chuyển trả lại cho bà", hắn nghiêm giọng.
Vẫn tin là đang bị công an điều tra, bà Ngọc làm theo yêu cầu này. Tuy nhiên, chờ mãi mà không thấy tiền được trả, biết bị lừa, nạn nhân đã báo công an.
Ngoài bà Ngọc, nhiều người khác ở quận Bình Thạnh cũng bị các cảnh sát dỏm gọi điện yêu cầu chuyển hơn một tỷ đồng cho chúng "kiểm tra hành vi rửa tiền" tại các ngân hàng khác nhau. Công an TP HCM xác định tài khoản mà nạn nhân chuyển vào mang tên Trần Văn Huy (21 tuổi). Khi nam thanh niên này cùng Trần Văn Tèo (25 tuổi, cùng ngụ TP Cần Thơ) đến ngân hàng rút tiền thì bị cảnh sát ập vào bắt giữ. Khai với cảnh sát, cả hai cho biết, không phải là người thực hiện các hành vi lừa đảo trên mà chỉ được nhờ lập ra các tài khoản.
tangvat-5074-1392794877.jpg

Tang vật cảnh sát thu giữ. Ảnh: C.A
Cụ thể, Tèo cho biết, hồi cuối năm 2013 sang Campuchia làm bảo vệ cho cửa hàng của một người Trung Quốc. Sau một tháng, hắn được ông chủ gợi ý về Việt Nam tìm người có tài khoản, thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master... được hỗ trợ dịch vụ chuyển tiền qua Internet và thông báo số dư khi có thay đổi. Tèo biết ông chủ sẽ dùng những thẻ này để đi lừa đảo nhưng vì được hứa cho tiền nên anh ta về nước đăng ký 2 thẻ và nhờ người khác làm 7 cái. Trả công cho mỗi thẻ 1 triệu đồng, Tèo mang toàn bộ giao hết cho ông chủ.
Còn Huy cho hay, cuối tháng 12/2013, được Tèo nhờ làm 2 thẻ Visa và Mastercard. Một tháng sau, nam thanh niên bất ngờ nhận được nhiều tin nhắn thông báo tài khoản của mình được chuyển vào 1,2 tỷ đồng. Do chỉ báo số tài khoản và mật mã nhưng chưa đưa thẻ cho ông chủ nên Tèo rủ Huy đi rút tiền về tiêu xài. Sau nhiều lần rút tại các trụ ATM chỉ được khoảng 90 triệu đồng, bộ đôi trực tiếp đến ngân hàng rút toàn bộ tiền thì bị bắt.
Ngày 19/2, Công an TP HCM đã khởi tố Huy và Tèo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiếp tục truy bắt những người liên quan. Cơ quan điều tra cho rằng, thủ đoạn của nhóm này là dùng công nghệ cao, làm giả hoặc kết nối điện thoại của các cơ quan pháp luật. Khi chúng gọi đến hăm doạ các "con mồi" (chủ yếu là những người lớn tuổi), nếu họ kiểm tra số điện thoại hiển thị đúng là số của cơ quan công an nên tin tưởng, sập bẫy.
Cảnh sát đang được mở rộng điều tra, làm rõ vai trò của 2 nghi can này trong đường dây lừa đảo đồng thời tìm kiếm thêm các nạn nhạn khác.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
419,886
Messages
7,091,641
Members
171,931
Latest member
tienlachiha
Back
Top Bottom